11 Bet

Ngân hàng càng thừa tiền, càng khó giảm lãi suấtÔng Trần Văn Đức, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc C lovebet

【lovebet】Đau đầu 'giải phóng' tiền tồn kho trong ngân hàng

Ngân hàng càng thừa tiền,Đauđầugiảiphóngtiềntồnkhotrongngânhàlovebet càng khó giảm lãi suất

Ông Trần Văn Đức, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư chế biến dừa Bến Tre (Beinco), kiêm Chủ tịch Hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Bến Tre, chia sẻ: Để tiếp cận được gói lãi suất hỗ trợ 2%, mức lãi suất vay xuống còn 7%/năm như hiện nay thì ngoài đáp ứng được các điều kiện mà gói hỗ trợ đề ra, DN cần có mối quan hệ gắn kết với ngân hàng (NH) từ nhiều năm trước đó. Nhờ đó, nhân viên nhà băng nắm thông tin về công ty ông khá chắc nên trong quá trình triển khai, việc chứng minh các điều kiện cũng thuận tiện.

"Niềm tin giữa NH và DN phải xây dựng trong nhiều năm mới giải quyết được nhanh", ông Đức kết luận và thông tin thêm, một số DN trong hội không tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất này, vẫn vay ở mức lãi suất 9 - 10%/năm nên chi phí tài chính tăng, giá thành khó cắt giảm và khó cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực tiếp cận được dòng vốn vay rẻ hơn.

"Thời gian gần đây, chúng tôi đón đối tác từ châu Âu qua làm việc nhằm ký kết hợp tác làm ăn. Đến khi báo giá sản phẩm hàng hóa thì đối tác cho hay giá sản phẩm của VN cao hơn các thị trường khác như Thái Lan từ 20 - 30%", ông Đức dẫn chứng.

Ngoài chi phí tài chính cao thì công nghệ sản xuất, chi phí vận hành của DN trong nước cũng cao hơn, nhưng theo ông Đức, họ không dám tính đến việc đầu tư máy móc thiết bị hay mở rộng nhà máy nếu dùng vốn đi vay. Một dự án phải mất tầm 3 - 4 năm mới có thể đi vào hoạt động được, trong khi lãi suất vay vốn đầu tư trung dài hạn cao hơn ngắn hạn. Trong bối cảnh bức tranh kinh tế toàn cầu không mấy khả quan, sức tiêu thụ cả trong và ngoài nước kém thì quyết định đầu tư dài hạn là một vấn đề khó.

Đau đầu “giải phóng”  tiền tồn kho trong ngân hàng  - Ảnh 1.

Ngân hàng cần đẩy nhanh việc “chữa bệnh” thừa tiền

NGỌC THẮNG

"Chỉ những DN có tài sản thế chấp, dòng tiền thanh khoản cao, uy tín trả nợ… thì được chào mời vay vốn với lãi suất 7 - 7,5%/năm, được cấp hạn mức theo doanh thu. Tuy nhiên, ngay cả các công ty này cũng ngại vay thời điểm này khi biên lợi nhuận thấp hơn so với lãi vay NH. Giải quyết được bài toán giảm lãi suất vay thì có khi mới kích được tín dụng từ khối DN này. Còn khối khó tiếp cận vốn vay NH nhất trên thị trường hiện nay là DN vừa và nhỏ, vì thường không có tài sản thế chấp, chứng minh tài chính, dòng tiền trả nợ. NH dư thừa tiền mà duy trì lãi suất vay cao hay yêu cầu độ an toàn cao thì DN nói chung sẽ khó tiếp cận được vốn. Mà NH không cho vay được cũng đồng nghĩa chi phí vốn cũng cao, lãi suất khó giảm", ông Đức nói thẳng.

Ở một góc tiếp cận khác, ông Trần Thanh Phong, Giám đốc Công ty Thiên Bút, nhận định: Ở thời điểm cuối năm mà NH dư thừa tiền thì đây là cơ hội để DN tốt có thể lựa chọn NH để vay. Sau khi thương lượng giảm lãi suất vay cũ đang ở mức 11%/năm tại một NH cổ phần không thành công, ông Phong đang chuyển nợ này sang một NH khác với lãi suất vay rẻ hơn, còn khoảng 7 - 8%/năm. "Thị trường tiêu thụ khó khăn nên biên lợi nhuận hiện nay cũng thấp hơn trước, vì vậy lãi suất vay giảm càng nhiều, DN càng có điều kiện giảm giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ. Tuy nhiên, việc chuyển nợ này cũng khiến DN mất thời gian cả tháng trời", ông Phong cho hay.

Còn cả triệu tỉ đồng tồn kho

Hệ thống NH đã cho vay ra nền kinh tế 12,56 triệu tỉ đồng, nhưng hạn mức cho vay của 4 tháng còn lại của năm lên đến 1 triệu tỉ đồng là không phải nhỏ. Chưa năm nào "tiền tồn kho" trong NH lại cao như vậy. Trước tình trạng dư thừa tiền không cho vay được, các NH đồng loạt cắt giảm lãi suất cho vay nhiều đợt, thấp hơn đầu năm khoảng 3%/năm nhưng tín dụng cũng không thể đẩy nhanh ra được. Chẳng hạn Vietcombank đã cắt giảm gần 10 đợt lãi suất huy động, 5 đợt giảm lãi suất cho vay cho tất cả phân khúc khách hàng cá nhân và DN. Nhà băng này cũng giảm lãi cho hơn 240.000 lượt khách hàng với dư nợ lên hơn 1 triệu tỉ đồng. 

Tương tự, BIDV liên tục giảm lãi suất cho vay không dưới 4 lần, với mức giảm từ 0,5 - 2%/năm; tung ra 25 gói tín dụng ưu đãi quy mô 484.000 tỉ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ… Ban tổng giám đốc của một số NH cổ phần khi được hỏi đều thừa nhận, lãi suất cho vay giảm nhưng không dễ kiếm được người vay. Đến quý 3/2023 mà nhân viên NH lao ra đi tìm khách cho vay, chạy cả ngày lẫn đêm tìm khách. "NH lúc nào mà không cần khách vay, nhất là thời điểm hiện nay đang dư thừa tiền. Nhưng muốn đẩy tín dụng tăng cũng không phải dễ", lãnh đạo một nhà băng thở dài.

Để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, một số NH triển khai các hình thức tiết kiệm chi phí cả cho NH lẫn DN. Chẳng hạn Vietcombank nghiên cứu số hóa toàn bộ quy trình cho vay khách hàng để giảm thời gian xét duyệt và thẩm định cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi nhất với nguồn vốn tín dụng NH.

Với NH TMCP Quân đội (MB), ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc NH, cho hay nhà băng này đã chủ động triển khai nhiều giải pháp tối ưu nguồn lực và ứng dụng chuyển đổi số để có dư địa giảm lãi suất cho khách hàng, chia sẻ khó khăn với khách hàng trong giai đoạn hiện tại. Điển hình là việc MB đang triển khai chính sách giảm ngay đến 2% lãi suất dành cho DN thực hiện vay vốn online trên nền tảng số BIZ MBBank dành cho đối tượng DN có doanh thu dưới 100 tỉ đồng. Thông qua nền tảng số BIZ MBBank, NH đã thực hiện điều chỉnh cắt giảm các thủ tục, tối ưu thời gian cho DN tiếp cận vốn. NH dự kiến tiếp tục giảm mạnh lãi suất tham chiếu ngay trong quý 3 và quý 4 để đưa mặt bằng lãi suất cho vay về mức phù hợp hơn.

Đau đầu “giải phóng”  tiền tồn kho trong ngân hàng  - Ảnh 2.

Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm, một số NH lên "phác đồ" đẩy nhanh tín dụng, trong đó có các cuộc gặp gỡ giữa 2 bên để tìm tiếng nói chung. Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết thông qua các buổi làm việc giữa NH và DN, nhiều DN mới đây đã tiếp cận được vốn tín dụng hàng chục tỉ đồng. Để phát huy, NH và DN tiếp tục có những buổi kết nối với nhau trong thời gian tới để tìm cách gỡ những vấn đề vướng mắc trong tiếp cận vốn vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đáp ứng vốn cho nền kinh tế. 

"Nếu như vốn vay hiện nay xuống thấp trước thời điểm năm 2022, vào khoảng 4,5 - 5%/năm, ngang bằng với mức lãi suất cho vay của các DN trong cùng khu vực thì hy vọng giá thành sản phẩm của VN có thể cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. DN hiện nay đang cố gắng khai thác các thị trường ngách nên hy vọng NH có thể tạo điều kiện giảm thêm mặt bằng lãi suất, tạo điều kiện tiếp cận tín dụng với những thủ tục đơn giản".

ÔngTrần Văn Đức, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư chế biến dừa Bến Tre (Beinco)


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap